Hướng dẫn công thức tính lạm phát – những kiến thức cơ bản về lạm phát

Hướng dẫn công thức tính lạm phát – những kiến thức cơ bản về lạm phát. Có thể bạn đã từng nghe rất nhiều người nói về cụm từ “lạm phát” hay “lạm phát phi mã”. Và chắc hẳn cũng đã biết hậu quả của nó ảnh hưởng như thế nào đến túi tiền của mình rồi đúng không? Thế nhưng bạn đã biết cách tính lạm phát hay áp dụng công thức tính lạm phát như thế nào chưa? Hãy cùng cafehoctap tìm hiểu điều đó qua bài viết sau đây nhé.

Hướng dẫn công thức tính lạm phát - những kiến thức cơ bản về lạm phát
Hướng dẫn công thức tính lạm phát – những kiến thức cơ bản về lạm phát

Thế nào là lạm phát?

Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là việc tăng giá chung của các hàng hóa trên thị trường. Ví dụ như trước đây đi chợ bạn chỉ tốn 100.000 đồng để ăn đủ một ngày. Tuy nhiên, bây giờ cũng với số lượng thức ăn giống hệt như thế nhưng bạn phải bỏ ra đến 150.000 đồng. Như vậy, bạn phải tốn thêm 50 nghìn cho một lượng hàng hóa vẫn như cũ. Hay nói cách khác, lạm phát trong trường hợp này đã tăng 50%.

Nhiều bạn sẽ có thắc mắc hai điều về lạm phát như sau:

  • Thứ nhất, việc trái cây thường tăng giá vào dịp lễ Tết sau đó trở về giá bình thường vào các ngày khác thì có gọi là lạm phát hay không? Thì câu trả lời sẽ là “không” bạn nhé. Bởi vì lạm phát phải tính trong thời gian dài. Và nó sẽ tăng đều đặn và ổn định chứ không tăng lên rồi lại giảm xuống một cách thất thường như vậy.
  • Thứ hai, hôm nay bạn thấy thịt lợn lên giá nhưng thịt gà thì lại giảm giá. Vậy thì lạm phát trong trường hợp này là lên hay xuống? Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn phải nhớ rằng: lạm phát được tính bình quân dựa vào rất nhiều mặt hàng. Nếu so với thời gian trước, các mặt hàng này tăng giá tức là lạm phát tăng và ngược lại. Thế nên nếu chỉ 1, 2 mặt hàng tăng hoặc giảm giá thì không thể kết luận rằng lạm phát lên hay xuống được.

Ví dụ minh họa cách tính lạm phát

Để hiểu được công thức tính lạm phát dễ dàng hơn, chúng ta sẽ thử làm một ví dụ như sau:

Giả sử ngày nào bạn cũng đi chợ và mua các loại lương thực để đáp ứng nhu cầu sống. Bao gồm gạo (3kg), rau (1kg), cá (2kg), thịt (1kg), dầu ăn (1 lít). Bảng giá các loại lương thực này qua các năm được thể hiện bên dưới:

Gạo (kg) Rau (kg) Cá (kg) Thịt (kg) Dầu ăn (lít)
2019 10.000 10.000 30.000 100.000 50.000
2020 15.000 10.000 40.000 120.000 45.000

Như vậy, tổng số tiền bạn phải bỏ ra để mua các loại thực phẩm này qua các năm là:

  • Năm 2019: 3 x 10.000 + 1 x 10.000 + 2 x 30.000 + 1 x 100.000 + 1 x 50.000 = 250.000 đồng
  • Năm 2020: 3 x 15.000 + 1 x 10.000 + 2 x 40.000 + 1 x 120.000 + 1 x 45.000 = 300.000 đồng

Vậy số tiền mua hàng hóa này đã tăng lên 50 nghìn đồng chỉ sau một năm. Hay nói cách khác, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là (50/250) x 100 = 20%.

Công thức tính lạm phát

Đối với ví dụ trên thì lạm phát chỉ tính đơn giản dựa trên lượng hàng hóa của một hộ gia đình. Tuy nhiên, để tính lạm phát của một quốc gia thì sẽ cần đến hơn 600 loại hàng hóa khác nhau. Chính vì vậy, để đơn giản hơn nhà nước sẽ chọn ra những loại hàng hóa mang tính thiết yếu, được nhiều người dân thường xuyên sử dụng để tính ra một loại chỉ số. Chỉ số này được gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Như vậy, ta có công thức tính lạm phát như sau:

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100

Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = (Giá trị chỉ số CPI năm 2020 / Giá trị CPI năm 2019) x 100

Giả sử chỉ số CPI năm 2019 và 2020 lần lượt là 98 và 105. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là:

(105 / 98) x 100 = 107,14%

Ngoài cách tính lạm phát bằng CPI như trên, ta còn có thể tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP. Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = [(Chỉ số giảm phát GDP năm 2020 – Chỉ số giảm phát GDP năm 2019) / Chỉ số giảm phát GDP năm 2019] x 100

Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2020 và năm 2019 lần lượt là 98 và 105. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là:

[(105 – 98) / 98] x 100 = 7,14%

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát

Để tính tỷ lệ lạm phát thì ta cần quan tâm đến hai yếu tố. Một là giá cả hàng hóa, hai là số lượng hàng hóa được mua. Các bạn có thể xem lại ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn về hai yếu tố này. Nếu thay đổi một trong hai yếu tố thì tỷ lệ lạm phát đều sẽ bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Thay vì mua 2kg cá như ví dụ minh họa trên thì chúng ta sẽ chỉ mua 1kg. Lúc này, chỉ số lạm phát của năm 2020 so với năm 2019 sẽ là 18,18% (thay vì 20%).

Như vậy, cùng là cách tính, cùng là mức giá tăng giảm như nhau, nhưng nếu thay đổi số lượng mua thì chỉ số lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, nếu muốn giảm tỷ lệ lạm phát, ta chỉ cần giảm lượng mua mặt hàng tăng giá và tăng lượng mua mặt hàng giảm giá là được.

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản nhất mà bất kỳ người nào cũng cần biết về lạm phát. Bao gồm khái niệm, công thức tính lạm phát và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của nó. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực này.