Các cấp độ tự do tài chính

Các cấp độ tự do tài chính. Tiền bạc không chỉ là một thứ cho phép chúng ta mua sắm. Hơn thế, nó còn là một phương tiện giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn về cách bản thân muốn sống. Bạn đã bao giờ tự hỏi: Với số tiền tiết kiệm hiện tại, liệu bạn sẽ có bao nhiêu tháng được tự do? Để giải đáp câu hỏi này, triệu phú tuổi 30 Grant Sabatier đã đưa ra 7 cấp độ tự do tài chính.

các cấp độ tự do tài chính
các cấp độ tự do tài chính

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là việc một cá nhân có thể đưa ra quyết định mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tài chính. Bởi nguồn tiền họ sở hữu đủ để chi trả cho tất cả nhu cầu hàng ngày như sinh hoạt cơ bản, giải trí,…

Grant Sabatier là triệu phú tự thân từ tuổi 37, cũng là người tiên phong trào lưu tự do tài chính và nghỉ hưu sớm (FIRE: Financial Independence, Retire Early). Ông cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất thế giới năm 2019: “Tự do tài chính: con đường đã được chứng minh để có tất cả số tiền bạn cần”.

Sabatier nhìn nhận tiền không chỉ là một thứ cho phép chúng ta mua sắm. Hơn thế, nó là một phương tiện giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn về cách bản thân muốn sống. “Với mỗi đồng bạn tiết kiệm được, bạn mang lại cho mình nhiều tự do và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Dựa trên số tiền bạn đã tiết kiệm và đầu tư, hãy tự hỏi bản thân: Bạn có được bao nhiêu tháng tự do?”

Nhưng cần bao nhiêu tiền để đổi lấy sự tự do hoàn toàn về tài chính? Không có một con số cụ thể nào cả. Để hình dung rõ hơn, Grant Sabatier đã đưa ra một lộ trình giúp mọi cá nhân chinh phục mục tiêu tự do tài chính. Bao gồm 7 giai đoạn từ rõ ràng, tự túc tiền bạc đến mức của cải dồi dào.

7 cấp độ tự do tài chính

Cấp độ 1: Rõ ràng

Sabatier cho rằng: “Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu.”Vì vậy, ở cấp độ sơ khai nhất, bạn cần nắm rõ về tình hình tài chính cá nhân. Cụ thể: bạn có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, mục tiêu của bạn là gì…

Cấp độ 2: Tự túc

Ở cấp độ này, bạn sẽ phải tự bước đi trên đôi chân của mình về mặt tài chính. Bạn phải kiếm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần tới sự trợ giúp nào. Tuy nhiên, số tiền đó có thể đến từ lương hoặc những khoản vay khác của bạn. Miễn là bạn có thể tự xoay sở mà không cần đến sự chu cấp của gia đình hay người thân.

Cấp độ 3: Thoải mái

Vượt qua cấp độ 2 là khi bạn hoàn toàn tự chủ về chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, sở hữu cho mình một khoản tiết kiệm. Khoản dư ra này dành cho các mục tiêu như lập quỹ dự phòng và đầu tư cho hưu trí.

Sabatier nhấn mạnh rằng việc bạn có nhiều tiền không có nghĩa bạn đang ở mức độ thoải mái. Cấp độ này đòi hỏi việc bạn thực sự tiết kiệm được một số tiền nhất định.

Cấp độ 4: Ổn định

Để đạt được mức 4 này, bạn phải đảm bảo trả được nợ lãi suất cao. Đồng thời tích lũy đủ 6 tháng phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp giúp bạn đảm bảo rằng tài chính của bạn sẽ không bị lung lay trước những trường hợp bất ngờ.

Cấp độ 5: Linh hoạt

Một người tiết kiệm được ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt đang ở mức độ 5 – linh hoạt. Đó không chỉ tính riêng tiền mặt mà còn có thể là tổng số tiền từ các tài khoản tiết kiệm và đầu tư, miễn là bạn có thể sử dụng chúng khi cần. Ở mức độ này, bạn có thể nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể thư giãn và làm mới bản thân mà không phải lo lắng về tài chính.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Để đến được đây, đòi hỏi bạn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân. Phần lớn thu nhập của bạn nên được đầu tư để tạo nguồn tiền thụ động trong tương lai.

Vậy nên đầu tư gì: bất động sản, vàng hay chứng khoán? Câu trả lời phụ thuộc vào nguồn vốn hiện có và lợi nhuận kỳ vọng của bạn. Ngoài ra, mỗi kênh đầu tư đều có những ưu nhược điểm riêng cần cân nhắc.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư khá hấp dẫn hiện nay. Ưu điểm nổi bật là tính thanh khoản cao, đa dạng sản phẩm và không đòi hỏi vốn lớn. Bạn có thể tham khảo mở tài khoản chứng khoán miễn phí giao dịch trọn đời trên nền tảng Entrade X của DNSE để bắt đầu con đường tích lũy tài chính cá nhân ngay bây giờ.

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Trong khi những người ở cấp độ 6 vẫn cần theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính thì những người ở cấp độ 7 không cần suy nghĩ nhiều về điều này. Sabatier cho rằng bạn đang ở cấp độ 7 khi bạn có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Tiền không còn là sự lo lắng và không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của bạn.

Khi một người sống chủ yếu vào tiền lương, các khoản chi tiêu tốn phần lớn tiền lương của họ. Vì thế, họ rất ít hoặc không có tiền nhàn rỗi để tiết kiệm hoặc đầu tư. Điều đó dễ đẩy nhóm này gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí nếu có điều gì đó làm gián đoạn thu nhập thường xuyên. Chẳng hạn như mất việc làm hoặc phát sinh một khoản chi phí khẩn cấp. Theo Grant Sabatier, để tiến bộ qua các cấp độ đòi hỏi mỗi người phải thay đổi thói quen tài chính và suy nghĩ tổng thể về tiền bạc.

Tự do tài chính đã và đang trở thành mục tiêu của nhiều người trẻ hiện nay. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mình đang ở đâu trên lộ trình, để từ đó có những bước đi phù hợp tiếp theo. Chúc các bạn thành công!

Link bài viết liên quan

Thu nhập thụ động là gì? Top nguồn thu nhập thụ động