Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào?

Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào? Cách tạo ra sơ đồ tư duy như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng cafehoctap nhé!

Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào?
Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào?

Lợi ích của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy giúp nâng cao hiệu quả làm việc, cải thiện trí nhớ, tăng tính sáng tạo và tư duy khoa học. Sơ đồ tư duy cũng giúp tăng hiệu suất công việc, lên kế hoạch và ý tưởng một cách khoa học giúp tiết kiệm thời gian;

Trong công việc học tập hay làm việc thì sơ đồ tư duy cũng giúp ích rất nhiều để nâng cao hiệu quả công việc. Trong học tập thì sơ đồ tư duy giúp cho học sinh phát triển khả năng sáng tạo và khả năng tổng hợp kiến thức qua đó giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức hơn vì thông thường sơ đồ tư duy cần phải có sự hiểu biết và khả năng tư duy từ nhiều kiến thức khác nhau. Trong công việc sơ đồ tư duy cũng giúp cho người lao động có thể quản lý thời gian, lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu một cách toàn diện nhất.

Đặc điểm của sơ đồ tư duy và cách vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Đối tượng, thông tin được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm;

Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những thông tin, chủ đề chính được tỏa rộng thành các nhánh. Quan hệ giữa các thông tin, chủ đề được thể hiện rõ ràng thông qua vị trí sắp xếp và đường nối;

Thứ ba: Các nhánh được hình thành từ một hình ảnh chủ đạo hay bằng các từ khóa trên một dòng liên kết. Những vẫn đề phụ sẽ được thể hiện tại các nhánh thứ cấp;

Thứ tư: Các nhánh sẽ tạo thành một hệ thống kiến thức liên kết với nhau.

Cấu tạo của sơ đồ tư duy bao gồm: chủ đề chính, nhánh con, hình ảnh gợi nhớ, từ khóa liên kết với nhau và được thể hiện bởi các và các màu sắc, kích cỡ khác nhau để đẩy mạnh khả năng gợi nhớ thông tin tốt nhất.

Cách xây dựng sơ đồ tư duy

Quy trình để xây dựng sơ đồ tư duy như sau:

Bước 1: Xác định từ khóa, thông tin chính

Bước 2: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm sơ đồ

– Sử dụng một tờ giấy trắng nằm ngang và vẽ chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Chủ đề ở trung tâm có thể là chữ hoặc chữ kết hợp với hình ảnh liên quan đến nội dung để gợi nhớ;

– Để nhận biết được là chủ đề trung tâm thì cần vẽ với kích thước to.

Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ cấp 1 liên quan trực tiếp đến chủ đề trung tâm

– Tiêu đề phụ nên thể hiện bằng chữ in hoa trên các nhánh nối liền từ chủ đề trung tâm ra;

– Nên vẽ các nhánh thể hiện tiêu đề phụ theo hình chéo để thể hiện được nhiều thông tin và lan toa được nhiều nhánh thứ cấp.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,…

– Nối các nhánh thứ cấp từ nhánh đầu tiên, mỗi nhánh nên sử dụng một hình ảnh và màu sắc để dễ phân biệt;

– Các nhánh của cùng một ý tỏa ra cùng một điểm và nên tìm cách viết tắt hoặc thể hiện bằng các ký hiệu để không rối thông tin.

Bước 5: Vẽ thêm các hình ảnh minh họa

Những hình ảnh minh họa có thể giúp cho sơ đồ tư duy có hứng thú với người đọc và dễ dàng liên tưởng đến các nội dung kiến thức hơn.

Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào?

Bút, giấy, mực, phần mềm máy tính là công cụ để tạo ra sơ đồ tư duy. Con người , đồ vật, khung cảnh, … có thể là đối tượng được nói đến trong sơ đồ tư duy chứ không phải là thành phần. Các thành phần của sơ đồ tư duy gồm Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc, …

 

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào? Đặc điểm và cách xây dựng sơ đồ tư duy. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.