Những điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Những điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? Để phân biệt rõ hai khái niệm này, hãy cùng cafehoctap tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Những điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
Những điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Pháp luật khi đã ban hành thì tất cả mọi hành vi, quan hệ, ứng xử đều phải tuân theo pháp luật và không được làm trái với những gì pháp luật quy định. Khi có xảy ra sai phạm thì nhà nước sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử phạt, cưỡng chế với hành vi đó.

Kỉ luật là gì?

Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (Ví dụ: Nhà trường, bệnh viện,…) mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.

Kỷ luật sẽ điều chỉnh những cách xử sự của con người trong phạm vi của đơn vị, cơ quan nhất định. Khi người nào đó làm việc trong một cơ quan thì phải chịu sự điều chỉnh kỷ luật liên quan đến cơ quan, tài sản cơ quan, bảo mật cơ quan nhằm không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và danh tiếng của cơ quan đó.

Ví dụ công ty T có yêu cầu nhân viên được phép mang máy tính về nhà để làm việc nhưng phải có trách nhiệm bảo quản máy tính. Quy định kỷ luật này cho thấy dù không phải trong phạm vi công ty nhưng sử dụng máy tính của công ty thì vẫn phải có trách nhiệm, nếu có xảy ra vấn đề thì vẫn bị kỷ luật.

So sánh pháp luật và kỉ luật, điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Điểm giống nhau giữa pháp luật và kỉ luật

Pháp luật và kỉ luật có những nét tương đồng sau:
  • Đều có tính bắt buộc
  • Đều là những quy tắc xử sự chung
  • Giúp cộng đồng, xã hội phát triển theo định hướng, có trật tự

Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật, điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Ngoài những nét tương đồng, pháp luật và kỉ luật còn phân biệt nhau bởi những điểm sau đây:

Tiêu chí Pháp luật Kỉ luật
Tính bắt buộc Mạnh hơn Yếu hơn
Chủ thể ban hành Nhà nước Tổ chức, cộng đồng
Đảm bảo thực hiện Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước Không có quyền lực nhà nước
Phạm vi áp dụng Rộng hơn, phạm vi cả nước Hẹp hơn, trong phạm vi cộng đồng, tổ chức, tài sản liên quan đến cơ quan.
Hình phạt Các hình phạt do nhà nước quy định: Phạt tiền, phạt tù,… Các hình phạt do tổ chức quy định: Trừ lương, phê bình trước tập thể,…

Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.

Ví dụ:

  • Pháp luật quy định về chuẩn mực đạo đức của giáo viên khi giảng dạy thì kỉ luật trong trường cũng cần có quy định tuân theo quy định của pháp luật, khi có sai phạm về chuẩn mực đạo đức giáo viên thì cần xử lý triệt để không bao che.
  • Hoặc quy định Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.

Ví dụ về pháp luật và kỉ luật

Ví dụ về pháp luật:

  • Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm được cài quai đúng cách.
  • Luật hình sự quy định nghiêm cấm những hành vi sử dụng ma tuý, chất kích thích, chất gây nghiện. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự.

Ví dụ về kỉ luật:

  • Trong lớp học quy định học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu vi phạm thì bị ghi tên vào sổ đầu bài.
  • Kỷ luật nhà trường cũng nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện trong trường học như thuốc lá, rượu, bia,…

Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

Giải thích:

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước. Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể trong xã hội bắt buộc phải tuân thủ.