Dạy trẻ đặt mục tiêu cho bản thân

Dạy trẻ đặt mục tiêu cho bản thân. Đặt mục tiêu cho bản thân giúp trẻ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Vì vậy ba mẹ hãy lưu ý vấn đề đặt mục tiêu sớm cho con và cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Dạy trẻ đặt mục tiêu cho bản thân
Dạy trẻ đặt mục tiêu cho bản thân

3 lợi ích dạy trẻ cách đặt mục tiêu cho bản thân từ sớm

Bạn có phải vẫn đang thắc mắc lập luận được đặt ra ở đầu bài viết: Tại sao đặt ra mục tiêu cho bản thân giúp trẻ dễ đạt được nhiều thành công?

Đặt mục tiêu giúp trẻ mơ mộng và hứng thú hơn

Hồi nhỏ, bạn có được ai ghé vào tai và nói nhỏ rằng: “Cháu có muốn trở thành phi công không?”

Trong thoáng chốc, điều này khiến bạn mơ tưởng về bầu trời xanh bao la, mây trắng và những chú chim bên cạnh. Cảm giác mơ mộng đó thật thú vị. Nó làm đôi mắt bạn sáng lên và nở nụ cười rạng ngời trên mặt.

Bạn thực sự muốn trở thành một phi công. Bạn thích thú tìm hiểu mọi thứ về ngành này qua phim, sách và mọi người xung quanh. Mọi điều bạn làm với muốn có thể hiện thực hóa giấc mơ đó.

Nếu bạn đã từng một cảm giác tương tự nào như thế này? Vậy khi đó, bạn đã được người khác đặt mục tiêu cho bản thân rồi đấy. Cảm giác được đặt mục tiêu giúp bạn mơ mộng và hứng thú với điều mình muốn làm hơn phải không nào.

Cảm giác này được giải thích là xuất phát từ việc hiểu và biết việc mình làm có ý nghĩa. Do vậy, nếu phụ huynh muốn con phát triển trong lĩnh vực gì? Đừng ngại ngần lo sợ sớm tạo ra tâm lý không thích ở trẻ. Hãy cứ đặt mục tiêu và vun vén hạt giống đam mê trong trẻ nhé.

Giúp trẻ cải thiện kỹ năng từ sớm

Sớm đặt ra mục tiêu cho bản thân giúp trẻ có một tầm nhìn dài hạn và rộng hơn về điều mình muốn thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho trẻ nhìn nhận được những thiếu sót của bản thân để dần cải thiện.

Thậm chí là có đủ thời gian để quan sát và ứng phó với những biến động của cuộc sống.

Những biến động trong năm 2020 vừa qua, có lẽ đã để lại nhiều bài học cho việc cần sớm xác định và đặt mục tiêu cho con như thế nào. Trẻ biết cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu như nào trước sự xuất hiện của Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Brexit,…

Phát triển các thói quen cho trẻ

Sớm đặt mục tiêu cho bản thân không chỉ tạo thời gian cho trẻ cải thiện bản thân và ứng phó với những biến đổi bất ngờ. Đó còn là thời gian để trẻ thực hành và trở thành thói quen của trẻ.

Một gia đình mong muốn con trở thành một chuyên viên truyền thông. Để làm tốt lĩnh vực này, con cần liên tục cập nhật tin tức, nắm bắt xu hướng, tạo dựng hình ảnh, kỹ năng viết lách,… Họ tạo cơ hội để con thực hành việc này nhiều. Dần dần, nó trở thành chính thói quen của trẻ.

5 cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu cho bé

Khởi đầu từ mơ mộng

Bạn có thắc mắc việc đặt mục tiêu cho tương lai phải thực tế. Nhưng tại sao Teky lại nói rằng khởi đầu từ mơ mộng không?

Nếu suy nghĩ như vậy, bạn đang lấy tư duy duy lý của người lớn để áp đặt lên trẻ rồi. Trẻ em là những búp măng trong trắng nhất. Chúng rất duy cảm. Mọi việc chúng làm đều dựa trên cảm xúc rất nhiều và không mảy may quan tâm đến lợi ích của tương lai ngay đâu.

Vì vậy, nếu bạn nói với con những cái như: Con phải có mục tiêu này này. Nó có tương lai, lương cao, cơ hội rộng mở,… Mà điều đó không khiến trẻ cảm thấy hứng thú. Chúng sẽ cảm thấy phiền phức và chán ghét nó ngay lập tức.

Tương tự như câu chuyện ước mơ trở thành phi công đã kể ở trên. Trong quá trình tư duy của trẻ có mảy may nghĩ đến lương cao và cơ hội việc làm không nào. Chúng chỉ nghĩ đến những thứ mình thích thôi. Đó là được bay lên bầu trời, cảm nhận bầu trời xanh và mây trắng.

Do đó, cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu cho bé hiệu quả đầu tiên là việc cha mẹ truyền được cảm hứng và ước mơ với mục tiêu đó cho con.

Nó quan trọng lắm đó. Đừng quên mất kỹ năng đặt mục tiêu này khi bắt đầu với trẻ nhé.

Trò chuyện về ý tưởng

Không chỉ là truyền cảm hứng về ước mơ, phụ huynh cũng cần dành thời gian để trò chuyện với con về ý tưởng hiện thực hóa ước mơ đó. Chẳng cần phải là những chiến lược, kế hoạch hay phương pháp cao xa gì đâu. Bạn chỉ cần ngồi trò chuyện và chỉ cho con những hành động đơn giản có thể làm ở hiện tại để hiện thực hóa mục tiêu của mình.

Nếu con muốn trở thành phi công, hãy nói với trẻ: Để trở thành một phi công con cần có một sức khỏe tốt, kiến thức về máy bay, bầu trời,… Để có một sức khỏe tốt, con phải thường xuyên tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe. Để có một tri thức tốt về máy bay, bầu trời,… con phải chịu khó tìm tòi, đọc sách và hỏi mọi người xung quanh.

Bạn có tin những câu nói đơn giản này, chính là những ý tưởng tuyệt vời với trẻ đấy.

Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất

Nói là bạn không cần phải nói với con những kế hoạch thực hiện mục tiêu quá cao siêu. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần phải định hình trong đầu mình quá trình thực hiện mục tiêu của con như thế nào. Đề từ đó mà chủ động hướng con bước đi đúng hướng.

Nếu muốn trẻ trở thành nhân viên truyền thông, phụ huynh cần tập trung cho con thực hành các kỹ năng cần thiết như: cập nhật tin tức, nắm bắt xu hướng, tạo dựng hình ảnh, kỹ năng viết lách,…

Tuy nhiên, các bậc phụ hãy luôn nhớ kỹ năng đặt mục tiêu hiệu quả cho bé là nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

Nếu cha mẹ đặt mục tiêu cho bản thân con phải đạt được những điều quá lớn vượt quá sức của chúng. Chúng sẽ cảm thấy áp lực, sợ và chán ghét mục tiêu đó đấy.

Dạy trẻ biết nỗ lực vì mục tiêu

Có phải, bạn đã từng cảm thấy nản chí khi làm việc gì đó không được mọi người công nhận. Nếu bạn đang suy nghĩ về ý nghĩa của những lời khen, bạn đã đúng rồi đấy.

Trẻ em suy nghĩ và hành động rất tình cảm. Chúng sẽ cảm thấy hứng thú và tràn đầy động lực khi nhận được lời khen và sự khích lệ. Trái lại, trẻ sẽ chán nản khi làm mãi một việc mà không được ai ghi nhận và khuyến khích. Điều này chắc chắn khiến bé chán ghét việc đang làm và sớm từ bỏ mục tiêu.

Vì vậy, đừng quên và tiếc lời khen ngợi nhé. Hãy luôn luôn nói:

  • Wow, cha mẹ thực sự ấn tượng
  • Con thật giỏi quá
  • Con làm rất tốt

Cách đặt mục tiêu này giống như việc ta gieo những hạt giống động lực vào trong tâm hồn trẻ.

Đánh giá thực tế quá trình thực hiện của trẻ

Trẻ thường dễ cảm thấy chán nản khi phải làm việc gì đó quá nhiều. Đó còn chưa kể đến cảm giác lười biếng và cuộc vui với bạn bè chi phối. Điều này khiến kết quả thực hiện mục tiêu của trẻ đạt kết quả không cao.

Vì vậy, kỹ năng đặt mục tiêu nữa là theo sát và đánh giá quá trình thực hiện của con.

Cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu này không hướng đến việc làm quá trình thực hiện mục tiêu của trẻ thêm áp lực. Cha mẹ chỉ nên trò chuyện với trẻ để việc hiện thực hóa mục tiêu trở nên nghiêm túc hơn.

Bài viết giúp các bậc phụ huynh đã hiểu rõ thêm việc sớm đặt mục tiêu cho bản thân rất quan trọng với bé . Và cách đặt mục tiêu hiệu quả cho bé như thế nào? Hi vọng các bé sẽ sớm có những mục tiêu của mình để đạt được thành quả tốt đẹp trong tương lai nhé!